Nâng cao chất lượng công tác minh bạch tài sản thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh An Giang
Thực hiện việc minh bạch TSTN theo Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ và Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ; UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 75/UBND-NC ngày 22/01/2014 về thực hiện kê khai TSTN năm 2013 và giao Thanh tra tỉnh định kỳ hàng năm tổ chức thực hiện tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Trong các năm qua, trên địa bàn tỉnh việc kê khai, công khai TSTN của cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện khá tốt theo quy định của pháp luật. Kết quả kê khai tài sản thu nhập năm 2014, có 82/82 cơ quan, tổ chức, đơn vị có báo cáo kết quả kê khai TSTN; số người phải kê khai: 10.736 người/82 đơn vị; trong đó số người phải kê khai thuộc diện cấp uỷ quản lý: 383 người/82 đơn vị (chiếm 3,57%); số người đã thực hiện kê khai: 10.734 người (đạt 99,98%); số người chưa thực hiện kê khai: 02 người/2 đơn vị (chiếm 0,02%) do bận đi học nước ngoài và điều trị bệnh dài hạn (hiện nay 01 người đã chết).

Kết quả công khai bản kê khai: Số bản kê khai được công khai bằng hình thức niêm yết: 6.561 (chiếm 61,12%); số bản kê khai được công khai bằng hình thức công bố tại cuộc họp: 4.173 (chiếm 38,88%).

Kết quả kê khai và công khai TSTN năm 2014, toàn tỉnh chưa phát hiện trường hợp nào không thực hiện đầy đủ việc kê khai TSTN; cũng như cần phải thực hiện quy trình xác minh, xử lý của cơ quan có thẩm quyền.

Những hạn chế, thiếu xót trong việc kê khai, công khai tài sản thu nhập 

Người đứng đầu, một số cơ quan, tổ chức, đơn vị thiếu chủ động trong việc tổ chức kê khai, công khai: chỉ triển khai khi có nhắc nhở, đôn đốc của cấp trên. 

Cán bộ phụ trách công tác tổ chức thực hiện chưa nắm rõ quy trình, quy định tổ chức kê khai do đó thiếu sự hướng dẫn và yêu cầu đối với người khai; sai sót trong tiếp nhận, xử lý, lưu giữ bản khai. Từ đó dẫn đến kết quả kê khai trong năm 2014 còn 01 người kê khai chậm (do đi học nước ngoài) và 01 người chưa kê khai  (do điều trị bệnh dài hạn, nay đã chết), nhưng không thực hiện kê khai bằng bảng mềm (file) và ngay sau ngày trở về cơ quan làm việc bình thường người kê khai phải bổ sung bằng bản cứng (văn bản giấy) hoặc người kê khai gửi bản cứng qua đường bưu điện.
Một số đơn vị không thực hiện mở sổ theo dõi việc giao, nhận bản kê khai; người kê khai, người quản lý bản kê khai không ký xác nhận trên từng tờ bản kê khai và xác định thiếu đối tượng thuộc diện phải kê khai; Không có kế hoạch công khai, không có biên bản cuộc họp với sự tham gia của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ quan theo quy định. Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả việc kê khai, minh bạch TSTN cá nhân, chủ động phòng, ngừa tham nhũng

Để đảm bảo thời gian và chất lượng việc kê khai và công khai TSTN năm 2015, chủ động phòng ngừa tham nhũng, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần quán triệt và tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung theo Thông tư hướng dẫn số 08/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ và Công văn 545/TT-P2 ngày 01/12/2014 của Thanh tra tỉnh An Giang triển khai các quy định của pháp luật về minh bạch TSTN năm 2014, trong đó tập trung một số nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất: Từng cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, cần tiếp tục tuyên truyền, quán triệt các quy định của pháp luật về minh bạch TSTN tại: Nghị định số 78/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 08/2013/TT-CP của Thanh tra Chính phủ; Công văn số 596-CV/TU ngày 16/05/2014 của Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai TSTN theo Chỉ thị số 33-CT/BCT của Bộ Chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong cán bộ, công chức, viên chức.

Thứ hai: Đề cao tinh thần trách nhiệm của các tổ chức đảng, cơ quan Nhà nước, của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và người có nghĩa vụ kê khai TSTN  trong việc thực hiện kê khai, công khai TSTN. Định kỳ hàng năm, người đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo bộ phận tham mưu công tác kê khai TSTN triển khai thực hiện việc kê khai, xây dựng kế hoạch tổ chức công khai TSTN trong cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định; có kế hoạch chủ động tiến hành xác minh nếu phát hiện người phải kê khai không trung thực với việc kê khai TSTN của mình và khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ ba: Đối với người có nghĩa vụ kê khai, phải thực hiện kê khai đầy đủ, trung thực, chính xác TSTN, đúng thời gian, đúng mẫu, ký tên đầy đủ trên từng trang đã kê khai, chịu trách nhiệm về sự đúng đắn đối với bản kê khai của mình.

Thứ tư: Đối với cán bộ phụ trách công tác tổ chức thực hiện, cần tăng cường tính chủ động tham mưu cho người đứng đầu từ khâu quán triệt triển khai thực hiện, lập danh sách đối tượng có nghĩa vụ kê khai (trước 30/11 hàng năm), hướng dẫn kê khai, mở sổ theo dõi, kiểm tra ký nhận, quản lý bản kê khai, xây dựng kế hoạch công khai, lập biên bản ghi nhận các hình thức công khai được lựa chọn theo quy định của pháp luật.

Thứ năm: Các cơ quan thanh tra nhà nước tiếp tục tăng cường theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn kê khai, xác minh tài sản thu nhập; tổng hợp báo cáo kê khai, công khai  tài sản thu nhập đảm bảo thời gian theo quy định; thường xuyên thanh, kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu trong việc thực hiện quy định của pháp luật về các biện pháp phòng, chống tham nhũng, chú trọng nội dung về thực hiện minh bạch TSTN;  kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cơ quan tham mưu và cả những người có nghĩa vụ phải kê khai vi phạm quy định về thực hiện kê khai TSTN, nhằm đưa công tác này ngày càng đi vào nề nếp có chất lượng hiệu quả./.

Lê Minh Hiển

ipv6 ready