Các đại biểu tham dự tại các điểm cầu, được thông tin, phổ biến những điểm mới cơ bản của Luật Điện ảnh năm 2022, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, thông qua tại kỳ họp thứ 3, ngày 15/6/2022 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023. Theo đó, Luật gồm có 8 chương và 50 điều. Luật Điện ảnh năm 2022 đã kế thừa có chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung 32 điều, quy định mới 18 điều so với trước. Cụ thể, như: Luật Điện ảnh năm 2022 quy định việc Nhà nước đầu tư và hỗ trợ vào một khoản (khoản 2 Điều 5) nhằm tạo sự linh hoạt trong chính sách của Nhà nước đối với hoạt động điện ảnh; thể hiện rõ hơn cơ chế, biện pháp của Nhà nước huy động mọi nguồn lực đầu tư, phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh; sắp xếp lại theo nhóm chính sách để bảo đảm tính logic, phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư, ngân sách Nhà nước. Đồng thời, Luật cũng quy định khuyến khích tăng cường, xã hội hóa hoạt động điện ảnh. Luật cũng kế thừa, bổ sung chi tiết hơn những nội dung bị cấm trong hoạt động điện ảnh và bổ sung quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh, nhằm tạo thuận lợi cho việc tuân thủ Luật, ngăn ngừa và có cơ sở xử lý các vi phạm.
Tại Kỳ họp thứ 6, khóa XIV, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2019. Luật gồm có 10 chương, 96 điều. Trong phần phạm vi điều chỉnh, Luật quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, Luật đã tập trung quy định cụ thể về những việc mà người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm; thẩm quyền ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy định về tặng quà và nhận quà tặng và bổ sung quy định mới về kiểm soát xung đột lợi ích.
Bên cạnh đó, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định cụ thể về 08 hệ thống cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo từng ngành, lĩnh vực. Xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng; trên cơ sở khắc phục những tồn tại, hạn chế của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã tạo hành lang pháp lý hoàn thiện, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn về việc giải quyết vấn đề phòng, chống tham nhũng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý Nhà nước trong thời kỳ đổi mới./.
Hữu Ngọc
Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2023
Báo cáo Công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng Quý I và phương hướng nhiệm vụ Quý II năm 2024
Báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng Quý III và 9 tháng đầu năm 2022
Công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tháng 5 năm 2022
Quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn Thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra
Quy định về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng
Quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh
Quy định quy trình tiếp công dân
Quy định chi tiết danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại Thanh tra Chính phủ và vị trí công tác trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng tại chính quyền địa phương
Quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;