- Đối tượng phòng, chống tiêu cực là cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị.
- Nội dung chỉ đạo công tác phòng, chống tiêu cực (1) Ban hành, tham mưu ban hành các chủ trương, chính sách, pháp luật, giải pháp phòng, chống tiêu cực. (2) Chỉ đạo thực hiện đồng bộ công tác đấu tranh phòng, chống tiêu cực gắn với phòng, chống tham nhũng, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. (3) Chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện thể chế về phòng, chống tiêu cực gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị, quản lý kinh tế - xã hội; làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tiêu cực, những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ngăn ngừa, khắc phục, hoàn thiện. (4) Chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tiêu cực. Trong đó, tập trung kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu, cán bộ giữ cương vị lãnh đạo, quản lý ở những lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ phát sinh tiêu cực, dư luận xã hội quan tâm. (5) Chỉ đạo nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý tiêu cực thông qua công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý nghiêm, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng với kỷ luật của Nhà nước, kỷ luật của đoàn thể và xử lý hình sự đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm. (6) Chỉ đạo xử lý nghiêm các vụ án, vụ việc tiêu cực, nhất là các vụ án, vụ việc tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. (7) Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong phòng, chống tiêu cực; định hướng cung cấp thông tin về phòng, chống tiêu cực; xử lý nghiêm hành vi lợi dụng việc phòng, chống tiêu cực để trục lợi, hãm hại người tốt, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. (8) Chỉ đạo công tác sơ kết, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về phòng, chống tiêu cực; nghiên cứu, đánh giá những hành vi tiêu cực mới phát sinh của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức để tham mưu, đề xuất Ban Chỉ đạo Trung ương xem xét, đưa vào diện tập trung chỉ đạo phòng, chống. (9) Chỉ đạo công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phòng, chống tiêu cực và trong giải quyết những vụ án, vụ việc tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Từ trọng tâm chỉ đạo công tác phòng, chống tiêu cực của Ban Chỉ đạo là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các hành vi tiêu cực cần tập trung chỉ đạo phòng, chống bao gồm:
Phiên họp 20 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực |
1. Nói, viết, thực hiện không đúng hoặc không thực hiện, thực hiện không đầy đủ chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2. Không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; đoàn kết xuôi chiều, nể nang, né tránh, ngại va chạm, im lặng, không đấu tranh hoặc phụ họa theo ý kiến, quan điểm sai trái, lệch lạc; bao che, giấu giếm vi phạm, khuyết điểm của bản thân, của người khác hoặc của tổ chức; thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ, dân chủ hình thức, không tôn trọng ý kiến của tập thể; không chấp hành sự phân công của tổ chức, kén chọn chức danh, vị trí công tác...
3. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nêu gương theo quy định của Đảng.
;4. Lợi dụng công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết để trục lợi. Cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng, Nhà nước hoặc những việc chưa được phép công bố; tàng trữ, phát tán hoặc xúi giục người khác tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu trái với chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vu cáo, bịa đặt những nội dung liên quan đến vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực hoặc tùy tiện quy kết về tội danh, mức án trước khi tòa án ra phán quyết; đả kích, vu cáo, xúc phạm đối với tổ chức, cá nhân, kích động bạo lực, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
5. “Tư duy nhiệm kỳ”, cơ hội, vụ lợi, nhất là hành vi lạm quyền, lộng quyền, lấy danh nghĩa tập thể để áp đặt, hợp thức hóa quyết định sai trái của cá nhân; chủ nghĩa cá nhân, đặt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích của tập thể; chạy theo mục tiêu trước mắt, trong ngắn hạn để thu vén lợi ích cho bản thân, gia đình, cho nhóm lợi ích mà bỏ qua những mục tiêu, lợi ích dài hạn của tập thể, cộng đồng và đất nước; cấu kết với doanh nghiệp, đối tượng khác để trục lợi.
;6. Quan liêu, xa rời thực tế, không sâu sát công việc, không nắm chắc tình hình trong cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị.
7. Chủ trì ban hành hoặc tham mưu ban hành văn bản có nội dung trái với chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc có nhiều sơ hở, bị lợi dụng gây thiệt hại cho nhà nước, tổ chức, cá nhân; “lợi ích nhóm”, “tư duy nhiệm kỳ” trong xây dựng chính sách, pháp luật.
8. Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý để xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhũng, tiêu cực; không báo cáo, phản ánh, không xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị, địa phương do mình trực tiếp quản lý.
9. Thực hiện không đúng, không đầy đủ quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý đầu tư, xây dựng, ngân hàng, y tế, bảo hiểm, đấu thầu, đấu giá, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phần hóa, sử dụng nhà, đất, tài nguyên, khoáng sản, tài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước,... Không thực hành tiết kiệm để xảy ra thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công, tài sản của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp, tài trợ trái quy định.
10. Tặng quà, nhận quà dưới mọi hình thức để tác động đến tổ chức, người có trách nhiệm dẫn đến việc quyết định có lợi riêng cho bản thân, gia đình hoặc cá nhân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp.
11. Lợi dụng chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung để thực hiện hành vi hoặc bao che hành vi tham nhũng, tiêu cực. Tiết lộ thông tin, đe dọa, trả thù, trù dập người phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực.
12. Có hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay, can thiệp, tác động đến tổ chức, cá nhân để bản thân hoặc người khác được tiếp nhận, tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, khen thưởng, kỷ luật, phong tặng danh hiệu, đi học, đi nước ngoài, thực hiện chế độ, chính sách cán bộ trái quy định.
13. Can thiệp, tác động hoặc để người nhà, người thân, người quen lợi dụng chức vụ, vị trí công tác của mình để trục lợi. Gây khó khăn, phiền hà, vòi vĩnh, kéo dài thời gian xử lý công việc cho người dân, doanh nghiệp.
14. Can thiệp, tác động vào hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xét đặc xá, giải quyết khiếu nại, tố cáo để bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tác động, ép buộc, mua chuộc tổ chức, cá nhân để giảm trách nhiệm, hình phạt cho người khác.
15. Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực; giải trình không trung thực về nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm; tẩu tán, che dấu tài sản có được do tham nhũng, tiêu cực. Không chỉ đạo và tổ chức thu hồi hoặc cản trở hoạt động thu hồi tài sản tham nhũng, tiêu cực.
16. Nhập quốc tịch nước ngoài; dùng giấy tờ giả, không hợp pháp, khai báo gian dối về quốc tịch.
17. Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện thực hiện hoạt động rửa tiền, đi vay, cho vay trái quy định của pháp luật; chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài trái quy định.
18. Tổ chức việc cưới, việc tang và các sự kiện khác của cá nhân, gia đình (ngày lễ, tết, sinh nhật, lên chức, mừng nhà mới, mừng thọ, luân chuyển, chuyển công tác,...) một cách phô trương hình thức, lãng phí, gây phản cảm, bức xúc trong xã hội. Lợi dụng việc cưới, việc tang và các sự kiện khác để vụ lợi hoặc đem lại lợi ích riêng cho bản thân, gia đình hoặc cho người khác.
19. Các hành vi tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp khác do Ban Chỉ đạo Trung ương xem xét, quyết định.
Căn cứ Hướng dẫn này, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác phòng, chống tiêu cực theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề phát sinh mà Hướng dẫn này chưa bao quát hết thì căn cứ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước để chỉ đạo xử lý; nếu vẫn chưa xử lý được thì báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương. Những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Hướng dẫn thì báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương (qua Ban Nội chính Trung ương) xem xét, quyết định.
P.V
Nguồn noichinh.vn
DT-st
Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2023
Báo cáo Công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng Quý I và phương hướng nhiệm vụ Quý II năm 2024
Báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng Quý III và 9 tháng đầu năm 2022
Công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tháng 5 năm 2022
Quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn Thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra
Quy định về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng
Quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh
Quy định quy trình tiếp công dân
Quy định chi tiết danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại Thanh tra Chính phủ và vị trí công tác trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng tại chính quyền địa phương
Quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;