Đại biểu tham dự Hội nghị
Tham dự Hội nghị có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Ban Nội chính Tỉnh ủy Lưu Vĩnh Nguyên; Bí thư Ban Cán sự đảng, Chánh án TAND tỉnh Đỗ Thế Bình; Phó Chánh án TAND tỉnh Quách Tố Giang.
Trưởng Ban nội chính Tỉnh ủy Lưu Vĩnh Nguyên phát biểu tại Hội nghị
Tại Hội nghị, Trưởng ban Ban Nội chính Tỉnh ủy Lưu Vĩnh Nguyên đã quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 09/11/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc và Hướng dẫn số 04-HD/TW ngày 09/12/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc thực hiện Chỉ thị số 26-CT/TW. Trong đó, tập trung vào các nội dung chính như sự cần thiết tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật; Đảng lãnh đạo được quy định trên cơ sở hiến pháp, pháp luật và các văn bản của Đảng; những nội dung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đối với các vụ án, vụ việc, trong đó nhấn mạnh Đảng không can thiệp cụ thể vào tội danh, mức án, không chỉ đạo cụ thể chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Ngoài ra, các đại biểu được quán triệt về phương pháp mà Đảng lãnh đạo, chỉ đạo xử lý các vụ việc, vụ án; trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật,….
Chánh án TAND tỉnh An Giang Đỗ Thế Bình phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, Chánh án TAND tỉnh Đỗ Thế Bình nhấn mạnh, việc thực hiện Chỉ thị số 26-CT/TW của Bộ Chính trị và hướng dẫn số 04-HD/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc có ý nghĩa rất quan trọng. Qua đó, giúp các cơ quan tố tụng, trong đó có Tòa án thực hiện đồng bộ, chính xác, thống nhất đạt mục tiêu bảo vệ pháp luật, giữ vững ổn định chính trị. Chánh án TAND tỉnh yêu cầu cấp ủy, lãnh đạo TAND hai cấp trong tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, quán triệt, triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác nội chính, phòng chống tham nhũng và phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là các quy định mới của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, chấp hành sự lãnh đạo của Đảng, báo cáo hoặc trao đổi kịp thời, đầy đủ và chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác khách quan của nội dung báo cáo xin ý kiến hoặc trao đổi với cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xử lý các vụ án, vụ việc góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới./.
Duy Bình
Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2023
Báo cáo Công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng Quý I và phương hướng nhiệm vụ Quý II năm 2024
Báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng Quý III và 9 tháng đầu năm 2022
Công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tháng 5 năm 2022
Quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn Thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra
Quy định về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng
Quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh
Quy định quy trình tiếp công dân
Quy định chi tiết danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại Thanh tra Chính phủ và vị trí công tác trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng tại chính quyền địa phương
Quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;