Đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu An Giang
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng và Chánh Thanh tra tỉnh An Giang Võ Thị Siêu chủ trì Hội nghị tại điểm cầu An Giang
Sau 5 năm thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, với những nỗ lực không ngừng nghỉ, công tác phòng, chống tham nhũng đã có những bước tiến quan trọng, mạnh mẽ, với nhiều chủ trương, giải pháp đột phá, đi vào chiều sâu, đạt nhiều kết quả rất tích cực, toàn diện, đồng bộ, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình, hưởng ứng, đánh giá cao; tham nhũng được kiềm chế, từng bước ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm.
Công tác phát hiện và xử lý tham nhũng được chỉ đạo, thực hiện bài bản, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, tạo bước đột phá trong công tác phòng, chống tham nhũng, khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng với tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”, từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ, phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh để “không thể”, “không dám”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng. Kết quả tích cực của công tác phòng, chống tham nhũng đã góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đề nghị thời gian tới, các bộ, ban, ngành, địa phương cần nghiên cứu, thể chế hóa chủ trương, chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng; quán triệt và thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, đó là vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển.
Trong đó, ưu tiên triển khai ngay việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bộ máy nhà nước, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức cùng với quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương; tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; hoàn thiện các cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ các quy định của pháp luật, không để sơ hở cho việc lợi dụng tham nhũng, tiêu cực.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tăng cường công tác thanh, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực; phát huy vai trò xã hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng…./.
Trọng Tín
Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2023
Báo cáo Công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng Quý I và phương hướng nhiệm vụ Quý II năm 2024
Báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng Quý III và 9 tháng đầu năm 2022
Công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tháng 5 năm 2022
Quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn Thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra
Quy định về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng
Quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh
Quy định quy trình tiếp công dân
Quy định chi tiết danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại Thanh tra Chính phủ và vị trí công tác trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng tại chính quyền địa phương
Quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;