Nâng cao công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về phòng, chống tiêu cực
(Cổng TTĐT tỉnh AG)- Xác định đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có liên quan trực tiếp đến công tác xây dựng Đảng và quản lý nhà nước, những năm qua Đảng, Nhà nước đã rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định về xây dựng Đảng, quản lý kinh tế - xã hội và PCTN, tiêu cực.

Theo đó, trong nhiệm kỳ XII, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành hơn 140 nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định,… để lãnh đạo toàn diện, đồng bộ các mặt công tác xây dựng Đảng và phòng, chống tham nhũng, trong đó có nhiều văn bản có nội dung liên quan đến phòng, chống tiêu cực, như: Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII về công tác cán bộ; Quy định số 08-QĐi/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng; Quy định số 47-QĐ/TW của Bộ Chính trị quy định những điều đảng viên không được làm; Quy định số 205-QĐ/TW của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; Quy định số 102-QĐ/TW của Bộ Chính trị về kỷ luật đảng viên vi phạm.... Đây là những cơ sở chính trị - pháp lý quan trọng để các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện công tác phòng, chống tiêu cực. 

Responsive image

Hội nghị trực tuyến của Chính phủ về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế

Quốc hội ban hành 74 luật, pháp lệnh, 67 nghị quyết; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành gần 1.500 nghị định, nghị quyết, quyết định, chỉ thị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có nhiều văn bản quan trọng liên quan đến phòng, chống tiêu cực, có thể kể đến là Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Luật cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật phòng, chống tham nhũng và nhiều văn bản dưới luật có liên quan đến công tác cán bộ và xử lý cán bộ, công chức, viên chức vi phạm; Luật Tố cáo và các văn bản quy định chi tiết Luật Tố cáo; Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014. Một số luật chuyên ngành như Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Đấu thầu... cũng có các quy định nhằm phòng ngừa việc cán bộ, công chức, viên chức lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao để nhũng nhiễu, tiêu cực, vụ lợi. Như: Điều 17, 75, 78 và 89 Luật Đấu thầu năm 2013 hạn chế công việc tham gia đấu thầu. Luật không cho phép công ty đấu thầu được tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu, hỗ trợ các doanh nghiệp của người thân trong gia đình trong quá trình đấu thầu... Điều 40 Luật Quản lý, sử dụng vốn  nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp quy định về quyền và trách nhiệm của Chính phủ quy định về chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật của người quản lý  doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước; Luật Kiểm toán nhà nước có Chương III quy định rất cụ thể về việc kiểm tra viên nhà nước và cộng tác viên kiểm toán nhà nước; quy định cụ thể về tiêu chuẩn chung, trách nhiệm của kiểm toán viên nhà nước; tiêu chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm kiểm toán viên nhà nước. Luật Kế toán tại điều 53, điều 54 quy định rõ tiêu chuẩn kế toán trưởng, người làm kế toán, người làm dịch vụ kế toán, bổ nhiệm, miễn nhiệm kế toán trưởng …

Từ năm 2010-2021, Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, cơ quan ban hành 118 văn bản về tổ chức cán bộ, trong đó có 37 văn bản quy định về tổ chức máy, biên chế; 10 văn bản về bộ quản lý tổ chức; 13 văn bản về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công việc;  07 văn bản về đào tạo, bồi dưỡng; 07 văn bản về đánh giá bộ phận, công việc; 28 văn bản về chế độ, chính sách đối với bộ quản lý, chức năng;  08 văn bản về điều động, luân chuyển;  05 văn bản về kiểm tra, giám sát;  03 văn bản về xử lý kỷ luật. Nhất là Nghị định số 102-NĐ/CP, ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg, ngày 22/4/2019 về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.                                                                                    

 Lê Phượng
Nguồn noichinh.vn
DT-st

VĂN BẢN