Thông qua Giải Báo chí Quốc gia, góp phần động viên, cổ vũ phong trào thi đua lao động sáng tạo, tiếp thêm động lực cho những người làm báo tiếp tục phát hiện, đấu tranh lên án những hiện tượng, hành vi tham nhũng, lãng phí, phản ánh vai trò giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và Nhân dân; Phát hiện, bồi dưỡng những tài năng báo chí trong xã hội.
Giải báo chí Giải báo chí toàn quốc "Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí" lần thứ ba, năm 2020 – 2021” do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức được phát động từ ngày 15/8/2019 đến ngày 21/6/2021. Lễ tổng kết và trao giải dự kiến được tổ chức vào tháng 9.2021 tại Hà Nội.
Ảnh minh họa: healthplus.vn |
Theo Thể lệ, tác phẩm dự giải cần phải đáp ứng các nội dung xoay quanh các vấn đề liên quan trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Phát hiện, đấu tranh, lên án những hiện tượng, hành vi tham nhũng, lãng phí; phản ánh vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nhân dân và báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; biểu dương, cổ vũ các gương trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; phản ánh những khó khăn, thách thức và định hướng của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đề xuất những giải pháp, ý kiến tốt, có hiệu quả nhằm góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật về phồng, chống tham nhũng, lãng phí …
Các tác phẩm báo chí tham dự giải thuộc các loại hình: Báo in, báo điện tử, báo nói (phát thanh), báo hình (truyền hình), phim tài liệu, bản tin, chuyên đề, chuyên mục tọa đàm, điều tra, bút ký báo chí, bình luận, chuyên luận (không nhận các video clip trên báo điện tử). Tác phẩm phải đảm bảo tính chính xác, có tính thuyết phục định hướng dư luận cao và được các cơ quan thông tấn báo chí trong nước sử dụng kể từ ngày 15/08/2019 đến 21/06/2021 được thể hiện bằng tiếng Việt và được đăng phát trên các phương tiện thông tin đại chúng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
Đối tượng dự giải là các nhà báo chuyên nghiệp hoặc các cộng tác viên, thông tin viên của các cơ quan thông tấn báo chí, kiều bào ta ở nước ngoài. Mỗi tác giả, nhóm tác giả được gửi tối đa 05 tác phẩm, phù hợp với yêu cầu và điều kiện đã nêu. Số tác giả tối đa một nhóm không quá 07 người.
Các cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tạo điều kiện động viên, khuyến khích phóng viên, hội viên, đơn vị thành viên tham dự Giải. Thành viên Ban Giám khảo và Ban Tổ chức không gửi tác phẩm dự Giải. Ban Tổ chức sẽ không chịu trách nhiệm về bản quyền tác giả.
Bên cạnh đó những tác phẩm đã tham dự các cuộc thi khác ở Trung ương và địa phương vẫn được quyền dự Giải nhưng tác giả phải ghi rõ mức giải đã đoạt, đơn vị tổ chức, thời gian tổ chức giải. Không nhận các tác phẩm đã đoạt giải tại Giải Báo chí Quốc gia và Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng).
Cơ cấu giải thưởng sẽ gồm: Giải A, B, C và Khuyến khích cho các loại hình báo chí. Trong đó: giải A mỗi giải 50 triệu đồng; giải B mỗi giải 30 triệu đồng; giải C mỗi giải 20 triệu; giải Khuyến khích mỗi giải 10 triệu đồng.
Tác phẩm báo chí dự thi có thể gửi qua các cơ quan báo chí, các cấp hội nhà báo hoặc gửi trực tiếp tới Ban tổ chức giải: Ban Tuyên giáo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (46 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội).
Một số điểm lưu ý đối với mỗi loại hình báo chí tham dự:
Đối với tác phẩm báo in cần gửi nguyên bản gốc hoặc photocopy (05 bản), ghi rõ tên báo và thời gian đăng tải (không nhận tác phẩm đánh máy lại), độ dài không quá 5 kỳ. Đối với Tạp chí, không nhận các bài viết có nội dung như tin, bài phản ánh, phỏng vấn, điều tra… về vụ việc thời sự, chỉ nhận các bài viết mang tính nghiên cứu, lý luận, tổng kết thực tiễn. Độ dài không quá 5 kỳ.
Đối với tác phẩm báo điện tử cần in trên giấy khổ A4 từ giao diện điện tử (05 bản), ghi rõ tên báo, thời gian đăng tải, kèm theo đường link tác phẩm (không nhận tác phẩm đánh máy lại). Đối với Tạp chí điện tử, không nhận các bài viết có nội dung như tin, bài phản ánh, phỏng vấn, điều tra… về vụ việc thời sự, chỉ nhận các bài viết mang tính nghiên cứu, lý luận, tổng kết thực tiễn. Độ dài không quá 5 kỳ.
Đối với tác phẩm báo phát thanh, truyền hình, tác giả gửi USB/ổ cứng ghi tiếng, ghi hình có lời viết và lời bình in trên giấy A4 (05 bản) kèm theo đường link tác phẩm trên trang điện tử của đài. Tác phẩm phát thanh và truyền hình có độ dài không quá 60 phút.
Sẽ không xét các tác phẩm mang tính hư cấu (thơ, tranh vẽ, tiểu phẩm, câu chuyện văn nghệ, kịch truyền thanh). Ban Tổ chức không trả lại tác phẩm dự giải và được quyền sử dụng tác phẩm đoạt giải để tuyên truyền.
Vừa qua, ngày 26/3/2021, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang đã ban hành Công văn hưởng ứng giải Báo chí toàn quốc "Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí" lần thứ ba, năm 2020 – 2021”. Theo đó, để tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và triển khai có hiệu quả Giải báo chí, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang đề nghị các địa phương, đơn vị tổ chức tuyên truyền và phát động sâu rộng bằng nhiều hình thức về giải Báo chí toàn quốc và thể lệ giải, qua đó tạo sự quan tâm, hưởng ứng và tham gia dự thi của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân. Cạnh đó, các cơ quan báo chí, truyền thông trong tỉnh tổ chức tuyên truyền trên các ấn phẩm, bản tin, trang thông tin điện tử do đơn vị quản lý; tăng cường chỉ đạo phóng viên, biên tập viên tích cực tham gia giải./.
Nguồn: CV số 247-CV/BTGTU ngày 26/3/2021 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy AG;
CV số 2158/MTTQ-BCĐ ngày 16/3/2021 của BCĐ Giải Báo chí toàn quốc
Phùng Nhung
Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2023
Báo cáo Công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng Quý I và phương hướng nhiệm vụ Quý II năm 2024
Báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng Quý III và 9 tháng đầu năm 2022
Công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tháng 5 năm 2022
Quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn Thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra
Quy định về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng
Quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh
Quy định quy trình tiếp công dân
Quy định chi tiết danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại Thanh tra Chính phủ và vị trí công tác trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng tại chính quyền địa phương
Quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;