Quy định về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống tham nhũng
(Cổng TTĐT AG)- Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã thay đổi cụm từ “xử lý người có hành vi tham nhũng” bằng cụm từ “xử lý tham nhũng” nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật bao gồm cả việc xử lý người tham nhũng, xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Đây là nội dung quan trọng, cơ bản nhất của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 làm cơ sở pháp lý cho việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống tham nhũng và hoàn thiện các chế định về xử lý tham nhũng.

Kế thừa Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 tiếp tục quy định về xử lý tham nhũng, trong đó quy định người có hành vi tham nhũng giữ bất kỳ chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác. Người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.

Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng thì được xem xét giảm hình thức kỷ luật, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 

Người bị kết án về tội phạm tham nhũng là cán bộ, công chức, viên chức mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên bị buộc thôi việc; đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Các hình thức xử lý hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống tham nhũng được quy định cụ thể như sau:  

Nội dung vi phạm

 

Chủ thể vi phạm

Hành vi vi phạm

Hình thức xử lý

Công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị

Người thực hiện nhiệm vụ, công vụ

- Vi phạm quy định về nội dung, hình thức, thời hạn thực hiện việc công khai, cung cấp thông tin, thực hiện trách nhiệm giải trình và vi phạm chế độ báo cáo về công tác PCTN.

- Không thực hiện công khai, không tổ chức họp báo, không cung cấp thông tin, không thực hiện việc giải trình, không xây dựng, không công khai báo cáo về công tác PCTN.

- Khiển trách

 

 

 

- Cảnh cáo

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị

Vi phạm trong việc tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công khai, minh bạch

Cảnh cáo

Chế độ, định mức, tiêu chuẩn

 

Người cho phép hoặc người tự ý sử dụng

Sử dụng trái quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn

Cảnh cáo

Người sử dụng trái quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn

- Trường hợp không biết việc sử dụng đó là trái quy định.

 

- Trường hợp biết hoặc buộc phải biết việc sử dụng đó là trái quy định.

- Khiển trách.

 

 

- Cảnh cáo

Quy định về Xung đột lợi ích

Người thực hiện nhiệm vụ, công vụ

Nếu biết hoặc buộc phải biết về tình huống xung đột lợi ích của mình mà không báo cáo

 

Nếu tiếp tục vi phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng

Khiển trách

 

 

Cảnh cáo

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị

Nếu biết hoặc buộc phải biết có xung đột lợi ích mà không áp dụng các biện pháp kiểm soát xung đột lợi ích

 

Nếu tiếp tục vi phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng

Khiển trách,

 

 

Cảnh cáo

Quy định về báo cáo, xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng

 

Người thực hiện nhiệm vụ, công vụ

Khi phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mà không báo cáo

 

Nếu tiếp tục vi phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng để xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng

Khiển trách

 

 

Cảnh cáo

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị

Khi nhận được báo cáo về hành vi tham nhũng nhưng không xử lý.

 

Nếu tiếp tục vi phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng để xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng

Hoặc để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng

Khiển trách

 

 

Cảnh cáo

 

Cách chức

Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn

Người có chức vụ, quyền hạn

- Có hành vi nhũng nhiễu trong giải quyết công việc; sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị

- Người đã bị xử lý bằng hình thức khiển trách nhưng tiếp tục vi phạm; người tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác trong nước và nước ngoài về công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết

- Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác; người thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác

- Khiển trách

 

 

- Cảnh cáo

 

 

 

- Cách chức hoặc buộc thôi việc

 

 

 

 

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị

- Có hành vi bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, đơn vị.

Nếu tiếp tục vi phạm thì xử lý hình thức

 

- Góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

- Cảnh cáo

 

 

 

Cách chức

 

 

- Cách chức

Để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị

- Nếu để xảy ra vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng.

- Nếu để xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng hoặc nhiều vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng.

- Nếu để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc nhiều vụ việc tham nhũng nghiêm trọng.

- Khiển trách

 

- Cảnh cáo

 

- Cách chức

Việc quy định mang tính nguyên tắc xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống tham nhũng thể hiện sự nghiêm minh trong xử lý tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, góp phần tăng cường hiệu quả thực thi Luật Phòng, chống tham nhũng và hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng./. 

        Đỗ Huy Trung

VĂN BẢN