Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng
Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, đi đôi với việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế-xã hội và phòng, chống tham nhũng cũng được đẩy mạnh, từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”.

Responsive image

 Phiên họp 18 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng

Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định để tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng, chống tham nhũng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp; sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; về phân cấp quản lý cán bộ, giới thiệu, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ; về giám sát trong Đảng, xử lý, kỷ luật đảng viên vi phạm; về trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra Đảng trong công tác phòng, chống tham nhũng; về bảo vệ người phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực...

Nổi bật là các văn bản: Kết luận số 12-KL/TW, ngày 23/3/2017, của Bộ Chính trị, về “Sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định về công tác cán bộ”; Thông báo Kết luận số 36-TB/TW, ngày 19/7/2017, của Bộ Chính trị, “Về công tác luân chuyển cán bộ”; Quy định số 89-QĐ/TW, ngày 04/8/2017, của Bộ Chính trị, về “Khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp”; Quy định số 90-QĐ/TW, ngày 04/8/2017, của Bộ Chính trị, về “Tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý”; Quy định số 98-QĐ/TW, ngày 07/10/2017, của Bộ Chính trị, “Về luân chuyển cán bộ”; Kết luận số 24-KL/TW, ngày 15/12/2017, của Bộ Chính trị, “Về nguyên tắc điều động, phân công, bố trí công tác đối với cán bộ Trung ương luân chuyển”; Quy định số 105-QĐ/TW, ngày 19/12/2017, của Bộ Chính trị, “Về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử”; Quy định số 179-QĐ/TW, ngày 25/2/2019, của Bộ Chính trị, “Về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ”; Thông báo Kết luận số 48-KL/TW, ngày 26/4/2019, của Ban Bí thư, “Về kết quả tự kiểm tra, rà soát thực hiện công tác cán bộ”;

Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30/5/2019, của Bộ Chính trị, “Về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”; Quy định số 205-QĐ/TW, ngày 23/9/2019, của Bộ Chính trị, “Về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền”; Quy định số 214-QĐ/TW, ngày 02/1/2020, của Bộ Chính trị, về “Khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý”; Thông báo Kết luận số 71-KL/TW, ngày 24/3/2020, của Ban Bí thư, “Về xử lý sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Thông báo kết luận số 43-TB/TW ngày 28/12/2017 của Bộ Chính trị”...

Quốc hội, Chính phủ xây dựng, ban hành nhiều văn bản pháp luật để hoàn thiện thể chế về kinh tế-xã hội và phòng chống tham nhũng, từng bước khắc phục những sơ hở, bất cập trong các quy định của pháp luật là nguyên nhân phát sinh tiêu cực, tham nhũng, “lợi ích nhóm”. Nhất là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015; Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Tố cáo (sửa đổi); Luật Báo chí (sửa đổi); Luật Tiếp cận thông tin; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Đấu giá tài sản; Luật Đấu thầu; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Luật Quản lý nợ công; Luật Bảo vệ bí mật nhà nước... Các cơ quan, bộ, ban, ngành, địa phương cũng đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện...

Nhiều quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, quản lý kinh tế-xã hội và phòng, chống tham nhũng được ban hành và tổ chức thực hiện quyết liệt, đi vào cuộc sống, vừa có tác dụng giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn, vừa là căn cứ để phát hiện và xử lý các sai phạm, tham nhũng.

                                                                                      Thanh Tân

Nguồn noichinh.vn
DT-st

VĂN BẢN