Tọa đàm Khảo sát đánh giá thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
(Cổng TTĐT AG)- Ngày 8/10, tại Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp UBND tỉnh An Giang tổ chức Tọa đàm Khảo sát đánh giá thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ - Trần Văn Minh; Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang – Trần Anh Thư cùng tham dự và chủ trì buổi Tọa đàm.

Responsive image
 
Responsive image

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang – Trần Anh Thư phát biểu khai mạc buổi Tọa đàm

Nhằm thực hiện Nghị quyết số 97/NQ-CP của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Thanh tra Chính phủ chủ trì soạn thảo Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát của cơ quan quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước; phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước". 

Responsive image
 

Buổi Tọa đàm được Thanh tra Chính phủ phối hợp cùng UBND tỉnh An Giang tổ chức nhằm lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện Đề án của Chính phủ về nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước; phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước. 

Responsive image
 

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh cho biết, thời gian qua, doanh nghiệp nhà nước đã và đang thể hiện được vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện có hiệu quả các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội. 

Responsive image
 

 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thì hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước cũng còn nhiều bất cập, hạn chế, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của nhiều doanh nghiệp nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực đang nắm giữ. 

Responsive image
 

Để tăng cường quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước, ngày 03/6/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Ngày 02/10/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết 97/NQ-CP ban hành chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-TW. Tại Nghị quyết 97, Chính phủ đã giao TTCP chủ trì xây dựng và trình Chính phủ ban hành Đề án đối với vấn đề này.

Tiếp đó, ông Nguyễn Quốc Văn - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã nhấn mạnh: những ý kiến tại buổi tọa đàm của lãnh đạo các sở, ban, ngành và doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh An giang thể hiện trách nhiệm của địa phương đối với việc xây dựng Đề án của Chính phủ. Viện sẽ nghiên cứu và đề xuất lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trong thời gian tới.

Responsive image
 

 

Phát biểu tại tọa đàm, ông Võ Thanh Tráng, Chánh Thanh tra tỉnh An Giang cho biết: Theo báo cáo, hiện An Giang có 14 doanh nghiệp có vốn nhà nước. Trong đó có 6 doanh nghiệp do tỉnh quản lý, 02 doanh nghiệp có góp vốn đầu tư của tỉnh; 06 doanh nghiệp trước đây do tỉnh quản lý nay do Trung ương quản lý. Đối với 06 doanh nghiệp do UBND tỉnh quản lý có 4 doanh nghiệp do tỉnh sở hữu 100% vốn điều lệ; 02 doanh nghiệp do UBND tỉnh nắm giữ cổ phần chi phối trên vốn điều lệ. 

Tổng số vốn điều lệ  do tỉnh đầu tư tại 06 công ty trên là 2.040 tỷ đồng; tổng số lao động là 3.933 người. Ngành nghề hoạt động kinh doanh chủ yếu là: xổ số kiến thiêt; xây dựng công trình; sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; xăng dầu; quản lý và bảo vệ công trình thủy lợi; kiểm soát lũ; vận tải hàng hóa; phương tiện giao thông đường bộ; thu gom, vận chuyển và xử lý rác; sản xuất, truyền tải và phân phối điện; kinh doanh bất động sản. 

Tại An Giang, trong năm 2020 dự kiến thực hiện cổ phần hóa 2/4 doanh nghiệp do UBND tỉnh sở hữu vốn điều lệ (Công ty TNHH MTV Phà An Giang theo Quyết định số 2233/QĐ-UBND ngày 16/9/2019 của UBNd tỉnh và Công ty TNHH MTV Xây lắp An Giang theo Quyết định số 2101/QĐ-UBND ngày 28/8/2019 của UBND tỉnh. 

Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh An giang luôn sát sao chỉ đạo, thực hiện kịp thời những văn bản của Trung ương, của tỉnh về đổi mới cơ chế điều hành doanh nghiệp; song song, chỉ đạo các đơn vị nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát nói chung và công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn An giang nói riêng. Đổi mới cơ chế quản lý tổ chức phù hợp với cơ chế thị trường. Khuyến khích doanh nghiệp nhà nước đổi mới phương thức hoạt động theo hướng tự chủ kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh bạch.

Qua 3 năm thực hiện đã xử lý chồng chéo loại trừ 327 lượt doanh nghiệp bị trùng lặp theo dự thảo kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã tổ chức sơ kết Quy chế phối hợp ban hành theo Quyết định số 1989/QĐ-UBND (vào tháng 8/2019), qua đó nhằm tiếp tục tăng cường chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trong và ngoài khu vực nhà nước theo chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ, khắc phục tình trạng chồng chéo, gây phiền hà, sách nhiễu đối với doanh nghiệp. 

Thanh tra tỉnh An Giang kiến nghị: cần nghiên cứu mở rộng phạm vi và thẩm quyền thanh tra hành chính đối với doanh nghiệp của Thanh tra Chinh phủ và Thanh tra tỉnh, thành phố theo hướng thanh toán doanh nghiệp có vốn nhà nước hoặc thanh tra doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Sớm ban hành Luật sửa đổi, bô sung Luật thanh tra năm 2010; xác định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi đối tượng thanh tra, kiểm tra chống chồng chéo.   

Tại Tọa đàm, các đại biểu đã thảo luận xoay quanh 5 nhóm vấn: Nguy cơ, thực trạng vi phạm pháp luật, tham nhũng, phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm trong doanh nghiệp nhà nước tại địa phương; đề xuất những giải pháp, kiến nghị cần có để tăng hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh, rà soát, kiểm toán, giám sát; biện pháp nâng cao hiệu quả giám sát nội bộ nhằm ngăn ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực trong các đơn vị doanh nghiệp nhà nước./. 

Hữu Trực

VĂN BẢN