Tòa án nhân dân tối cao ban hành Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024
Tòa án nhân dân tối cao vừa ban hành Quyết định số 24/QĐ-TANDTC, ngày 06/02/2024 quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024.

Theo đó, việc ban hành Kế hoạch này nhằm thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, qua đó nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại; loại bỏ các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Tòa án nhân dân tối cao, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đảng viên trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của tập thể và cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân kỷ cương, liêm chính. Đồng thời, căn cứ kế hoạch này, các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao xây dựng Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 của đơn vị mình và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

(Ảnh minh họa)

Theo Kế hoạch, thủ trưởng các đơn vị thuộc TAND tối cao phải gương mẫu, quyết liệt, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; lãnh đạo, chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật các vụ việc có liên quan đến tham nhũng; phải thực sự coi công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo.

Theo  Kế hoạch, quá trình tổ chức thực hiện bảo đảm quán triệt toàn diện, đầy đủ quan điểm, mục tiêu, giải pháp của Đảng, Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đáp ứng yêu cầu thực tiễn trên quan điểm phòng ngừa là chính. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, bao che, dung túng, cản trở việc chống tham nhũng. Xác định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một trong các nhiệm vụ công tác trọng tâm thường xuyên, liên tục, lâu dài, là một trong các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và cán bộ công chức hằng năm. Các nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch phải khả thi, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, tránh hình thức. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đặc biệt là Luật Phòng, chống tham nhũng, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án nhân dân tối cao về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trong việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phổ biến, quán triệt nội dung các văn bản về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các cuộc họp, sinh hoạt chi bộ. Tiếp tục tổ chức quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. 

Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao phải gương mẫu, quyết liệt, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; lãnh đạo, chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật các vụ việc có liên quan đến tham nhũng; phải thực sự coi công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý, phụ trách theo quy định của pháp luật.

 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực nhất là trong lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng. Thực hiện rà soát, sửa đổi, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành thể chế, chính sách pháp luật trong các lĩnh vực hoạt động của Tòa án nhân dân liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; loại bỏ các nội dung quy định không phù hợp với yêu cầu; các quy định thiếu chặt chẽ, dễ gây sơ hở để lợi dụng, tham nhũng, lãng phí tiền, tài sản, thời gian lao động; xác định đây là khâu quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật được giao đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, ngăn chặn nguy cơ tham nhũng, tiêu cực ngay từ khi xây dựng cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.
 
Xây dựng, hoàn thiện Đề án “Đổi mới tổ chức, hoạt động của cơ quan thanh tra, đáp ứng yêu cầu phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong Tòa án nhân dân” của Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao. Trên cơ sở Quy định số 132-QĐ/TW, ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xây dựng quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong Tòa án nhân dân.
 
Thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật gồm các nội dung: Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác; công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn và các nội dung khác theo quy định. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính tư pháp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh tích hợp, chia sẻ các dịch vụ công trực tuyến của Tòa án nhân dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Tiếp tục vận hành hiệu quả Hệ thống quản lý Tòa án, Trợ lý ảo, hệ thống giám sát và điều hành Tòa án nhân dân phục vụ các hoạt động của Tòa án. Thực hiện quy định về trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật; giải quyết yêu cầu giải trình theo đúng trình tự, thủ tục và thời hạn quy định. Xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, đơn vị. Xây dựng, ban hành, công khai định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng trong cơ quan, đơn vị; thực hiện và công khai kết quả thực hiện quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ. Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị; ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng “tham nhũng vặt”; thực hiện quy định về tặng quà, nộp lại quà tặng. 
 
Thực hiện công khai, minh bạch trong cung cấp thông tin; thực hiện quy chế phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ hoặc đột xuất về tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị, về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng theo quy định của pháp luật về báo chí.
 
Thực hiện quy định về việc ban hành và công khai kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn theo thẩm quyền quản lý cán bộ.
 
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm khi để xảy ra vụ, việc tham nhũng, tiêu cực tại cấp ủy, cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách và chịu trách nhiệm liên đới trong trong trường hợp đã giao cấp phó, thành viên cấp ủy trực tiếp quản lý, phụ trách; Đề cao trách nhiệm tự kiểm tra, giám sát của cấp ủy, người đứng đầu, kịp thời phát hiện những hạn chế, khuyết điểm để chủ động khắc phục, chấn chỉnh không để khuyết điểm thành vi phạm, vi phạm nhỏ thành vi phạm lớn; tiếp nhận và giải quyết kịp thời các kiến nghị, phản ánh, tố cáo của người dân, thông tin dư luận về tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức trong Tòa án nhân dân tối cao. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, lĩnh vực phụ trách chịu trách nhiệm, chủ động thường xuyên nhận diện nguy cơ xảy ra “tham nhũng vặt”, những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân trong thực hiện công vụ để có biện pháp kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời, hiệu quả. Tăng cường phát huy vai trò của công chức, người lao động trong việc phản ánh, tố cáo các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực.
 
Chủ động xây dựng kế hoạch để thực hiện việc kê khai, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập và chế độ báo cáo về công tác kê khai, công khai theo quy định. Tổ chức xây dựng kế hoạch, tiến hành xác minh tài sản, thu nhập hằng năm của người có chức vụ, quyền hạn trong Tòa án nhân dân. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kê khai tài sản và thu nhập đối với các đối tượng phải kê khai, tổng hợp, báo cáo kết quả kê khai theo quy định.
 
Đẩy mạnh công tác tự kiểm tra, giám sát trong cơ quan, đơn vị; xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện sớm, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc khiếu nại, tố cáo, phản ánh có dấu hiệu tham nhũng; công bố, công khai kết luận kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tham nhũng, nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng; kịp thời biểu dương, khen thưởng, bảo vệ người tố cáo, tố giác hành vi tham nhũng theo quy định. Triển khai thực hiện nghiêm Quy định số 131-QĐ/TW, ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.
 
Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị; chú trọng, tập trung vào những nơi có vấn đề phức tạp, dư luận quan tâm, các lĩnh vực dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng; phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời các tập thể, cá nhân, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để xảy ra vi phạm. Công tác thanh tra, kiểm tra phải đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, tránh chồng chéo, hình thức.
 
Đẩy mạnh công tác thông tin về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực bằng nhiều loại hình, với nhiều chuyên mục, chuyên đề, nội dung phong phú; nhất là việc tuyên truyền kịp thời công tác xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm và kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm. Chú trọng thông tin tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, khắc phục tình trạng thông tin một chiều, thông tin không chính xác, mang tính kích động, gây hoang mang; bảo vệ, khen thưởng, động viên những người dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; tôn vinh những cán bộ liêm chính; đồng thời tích cực đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, lợi dụng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch; xử lý nghiêm khắc việc đưa tin sai sự thật, vu cáo, bịa đặt gây hậu quả xấu; tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong hệ thống Tòa án nhân dân về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Tòa án nhân dân; đưa nội dung Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các quy định của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các chuẩn mực đạo đức vào các chương trình bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ, thi tuyển dụng công chức, viên chức Tòa án nhân dân.
 
Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, có hiệu quả với Đảng ủy Tòa án nhân dân tối cao, chỉ đạo đẩy mạnh phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng, tiêu cực tại các cấp ủy, đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao. Tăng cường sự phối hợp với Ban Nội chính Trung ương, Thanh tra Chính phủ, các cơ quan, tổ chức có liên quan để làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.
 
Thực hiện trách nhiệm, nguyên tắc chung về hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu, đào tạo, xây dựng chính sách, trao đổi thông tin, kinh nghiệm... trong phòng, chống tham nhũng kịp thời theo chỉ đạo của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan chức năng. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2030 của Tòa án nhân dân tối cao. Tích cực tham gia, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng, trên cơ sở chú trọng thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của quốc gia thành viên UNCAC.

P.V
Nguồn noichinh.vn
DT-st

 

 

VĂN BẢN