Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân
Ngày 28-5-2019, Ban Nội chính Trung ương ban hành Công văn số 4034-CV/BNCTW hướng dẫn các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18-12-2019 về trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân.

Responsive image

Theo đó, người đứng đầu cấp ủy tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân nêu trong Quy định số 11-QĐi/TW được hiểu là bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; bí thư huyện ủy và tương đương; bí thư đảng ủy xã và tương đương.

;Ban Nội chính Trung ương tổ chức Tọa đàm “Kinh nghiệm tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết khiếu kiện kéo dài, xử lý điểm nóng và các vấn đề bức xúc trên địa bàn một số tỉnh, thành phố phía Nam”

    Người đứng đầu cấp ủy phải trực tiếp tiếp dân, đối thoại với dân, không ủy quyền cho các chức danh khác (Ban Thường vụ, thường trực cấp ủy). Trường hợp không thể tiếp đúng định kỳ thì thông báo và tổ chức tiếp dân bù vào thời gian gần nhất. Những địa phương có nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, bức xúc, kéo dài, người đứng đầu cấp ủy cần bố trí thêm thời gian tiếp dân của mình và chỉ đạo tăng thời gian tiếp dân trong tháng để giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân. Mặt khác có thể phân công các đồng chí phó bí thư, ủy viên thường vụ, trưởng các ban đảng, v.v… trực tiếp tiếp dân nhằm tạo điều kiện cho người dân được gặp lãnh đạo để phản ánh, kiến nghị, nhưng không thay thế cho người đứng đầu cấp ủy tiếp dân theo Quy định số 11-QĐi/TW.

     Phạm vi tiếp dân được đề cập trong Quy định số 11-QĐi/TW bao gồm những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân về những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" của cán bộ, đảng viên; các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo khác, nhất là các vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp, kéo dài, có ảnh hưởng đến an ninh trật tự, đã được chính quyền thụ lý giải quyết theo thẩm quyền, nhưng người dân vẫn chưa đồng tình.

     Phân công Ban Nội chính (nếu là cấp tỉnh), văn phòng cấp ủy (nếu là cấp huyện, xã và tương đương) chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp tiếp nhận, xử lý thông tin, báo cáo và theo dõi, tổng hợp, tham mưu cho người đứng đầu cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp dân, tiếp và đối thoại trực tiếp với dân, xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân theo khoản 4 điều 3 quy định số 11-QĐi/TW. Tùy theo nội dung người dân phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, người đứng đầu cấp ủy phân công cơ quan tham mưu giúp việc, đơn vị chức năng phù hợp cùng dự buổi tiếp dân để việc xử lý, chỉ đạo giải quyết được thuận lợi, hiệu quả.

     Khi tiếp dân, người đứng đầu cấp ủy phải chủ động trao đổi, giải quyết, giải quyết kịp thời các nội dung mà người dân nêu ra (nếu trong thẩm quyền). Khi có nhiều người dân đề nghị đối thoại hoặc xét thấy cần, người đứng đầu cấp ủy phải chủ động tổ chức các cuộc đối thoại với dân, nội dung phải được chuẩn bị chu đáo.

     Căn cứ tình hình an ninh, trật tự và tính chất vụ việc mà người đứng đầu cấp ủy bố trí địa điểm tiếp dân thích hợp, có thể sử dụng trụ sở tiếp công dân của chính quyền hoặc trụ sở làm việc của cấp ủy, phòng làm việc của người đứng đầu cấp ủy, v.v… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.

     Giao Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy chủ trì tham mưu xây dựng quy định, nội quy, quy chế tiếp dân của người đứng đầu cấp ủy và hướng dẫn việc xây dựng quy định, nội quy, quy chế tiếp dân của cấp dưới để thực hiện.

                                                                                    Thu Huyền
Nguồn noichinh.vn

VĂN BẢN